Ngũ Hành Sơn từ xưa đến nay luôn là đối tượng hướng đến của những nhà nghiên cứu về văn hóa – lịch sử, là nguồn cảm xúc bất tận trước vẽ đẹp thiên nhiên kỳ bí mà các danh nhân, nghệ sĩ đã thể hiện qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa, điêu khắc, nhiếp ảnh…
Trong phạm vi trang Website của một đơn vị quản lý, chúng tôi xin trân được giới thiệu trang thơ Ngũ Hành Sơn xưa và nay đến với bạn đọc, xem đây là một phần trách nhiệm của những người làm công tác văn hóa – du lịch trong việc lưu giữ và giới thiệu những bài thơ hay của các danh nhân, thi sĩ đã từng tâm huyết với Ngũ Hành Sơn qua các thời đại.
Tổ Quảng bá sư tầm và giới thiệu
ĐÁO NGŨ HÀNH SƠN Tam nguyên Tôn Thất Mỹ (Nguyên tác) Thắng tình ngã điệu cố tri giao Tam thập niên lai hựu nhất tao Động nhập Huyền Không thiên dục tiểu Sơn lâm nguyệt đỉnh địa giai cao Bách niên du khách thùy tiên ngã Mãn bính thi tiêu thạch tợ sao Cách vô văn xứ tác tiêu dao.
ĐẾN NGŨ HÀNH SƠN Nguyễn Bội Liên (Tạm dịch) Sáng ở ngoài Kinh, xế đến Hàn Lá buồm lần nẽo Ngũ Hành Sơn Chữ đề Linh Ứng Chùa Non Nước Dấu tạc Huyền Không tượng Phật vàng Cây cỏ những khoe cùng tuế nguyệt Lửa hương còn quyện với gian san Sanh thành thử ngẫm có trời đất Khéo để riêng cho một cõi nhàn
NGŨ SƠN LĨNH PHẠM ÂM TS. Nguyễn Văn Lý (Chí Đình) Thùy phúc Ngũ Sơn lĩnh phạm âm Phiêu nhiên khánh phát đáo tùng lâm Hải thanh dữ liễu thiên phong khởi Bồng sắc hòa thông trúc kính trần Hà nhật giao vân phi tích trượng Nhất thiên minh nguyệt ấn thiền tâm Khước tri tứ đại chân hư tịch Mạnh lãng đông pha bất giác khâm. NGŨ SƠN NGÂM TIẾNG PHẬT TS.Lương Văn Kế (dịch) Ai lại Ngũ Sơn ngâm tiếng phật Thung dung khách phát dưới rừng thông Biển sóng liễu xanh vươn trời lộng Non bồng tùng trúc bóng lên gương Hôm nao tích trượng bay mây thắm Một trời trăng tỏ dấu thiền tâm Tứ đại chân hư ta vẫn biết Cúi đầu trước ngọn sóng triều đông.
NHỚ CẢNH NON NƯỚC Thiên Hòa Tử Ôn Quy Thiện Kể từ ngày ấy đến hôm nay Non Nước ghi chân bạn cũ này Ông chủ năm xưa đâu rồi nhỉ? Nào non nào nước biết chăng hay.
ĐÊM SAO – VỌNG HẢI ĐÀI Vũ Minh (Hội An, Thu 1999) trong tạp chí “Non Nước”, tháng 9-1999, tr.54 Anh đi tìm mấy vần thơ Lạc qua Non Nước bao giờ gặp em Đá mòn núi lở mòn thêm Còn đâu giây phút êm đềm thuở xưa! Cuối hè ve gọi trời mưa Mùa hoa lử rụng cũng vừa sang thu! Sau ngày giải phóng nguc tù Em về Hòa Hải, giã từ Hội An… Ơi cô du kích sông Hàn Đưa đò bộ đội dọc ngang đôi bờ! Ngũ Hành Sơn đẹp như mơ Trăng nghiêng bến cũ đợi chờ người thương Giữ từng đất quê hương Giữ từng ngọn núi mở đường chim bay… Bước lên Vọng Hải Đài mây Nhìn Thông Thiên Động sáng đầy trời sao Huyền Không – dáng mẹ tự hào Che bom đỡ đạn gian nan tháng ngày, Hỡi người chạm đá ngừng tay Mai sau núi mất biết xoay lối nào? Biển ru tiếng sóng dạt dào Chèo đò em hát đêm nào dưới trăng Ngôi sao băng… ngôi sao băng Gọi ta chung giữ đất bằng núi cao!
TRĂNG NƯỚC NGŨ HÀNH Hoàng Vy Khanh
Đất Quảng quê tôi có Ngũ Hành Trước biển, sau sông, xóm làng mộc mạc Miền cát trắng êm êm lời sóng hát Đêm vọng về trong trẻo tiếng chuông ngân, Ai về đây lòng chẳng thấy bâng khuâng Một thắng tích lừng danh từ cổ sử…
Năm cụm núi như trầm tư ấp ủ Qua bao đời ôm nghĩa nước tình non Bóng Phật thiền trong thạch động vô ngôn Theo hương khói tỏa thơm từng cành lá… Từng thế kỷ khắc tình lên phiến đá Người mỗi cảnh mỗi quê – không hề xa lạ Mắt thay lời ôi chan chứa bao dung Dù ở nơi đâu biển tận, núi cùng Hồn vẫn thấy nhẹ nhàng nơi cảnh Phật Tạm quên lắng bao niềm đau, vật chất… Hẹn nhau về trẩy hội giữa mùa xuân Muôn cánh chim từ hoang đảo xa xăm Về reo hò dưới tàng cây cỏ nội Những đêm thanh trăng trải vàng khắp lối Soi nếp chùa thơm thảo bóng phương Đông Sớm Giang đài nhìn về phía dòng sông Nắng lụa quyện giữa ngàn sương bàng bạc Gió Vọng Hải từ biển xanh bát ngát Mỗi chiều chiều ru giấc ngủ ai say Êm ả lời kinh khoan, nhặt, vơi, đầy… Như khúc nhạc vọng sâu từ lòng đá. Cuộc sống người dân dẫu trăm chiều vất vả Vẫn âm thầm tô nét đẹp quê hương Chạm đá, tạc hình gởi tới ngàn phương Cho Trăng Nước Ngũ Hành thêm hương sắc Gọi người phương xa cùng về đây góp mặt Với Ngũ Hành của Đất Quảng thêm yêu…
HANG ĐỘNG NGŨ HÀNH SƠN Hàn Hải Lê Bá Trinh (1901) Cỏ cây một đám rộng um tùm Vết đá trông xa ngỡ chú hùm Gió thốc miệng hang gầm buổi sáng Mây vần chân núi nép chiêu hôm Mạch long áp đất dừng chân đứng Bóng thỏ chân trời biếc mắt non Nghe nói hang tiên, ta đến thử Đã vào trong động, hẳn không chùn
CẨM THẠCH NGŨ HÀNH Hàn Hải Lê Bá Trinh (Nguyên tác) Ngũ nhạc du quy hậu Nam châu hữu Ngũ Hành Thạch trung hàm ngũ sắc Nghiễm nhược ngũ tinh minh Tạm tạm nhơn giai kiến Kham nham chúng phẩm bình Khuê trung hậu bất dị Phác ngọc tự hỗn thành Xúc sử vi vân hóa Khả hàm tắc hải bình Hình đồng quan chiếu thặng Phẩm trong giá liên thành Sấu chẩm nghi tùng ẩn Giang lưu bất chuyển hoành Điểm đầu y cổ miếu Thái miếu kiêu tứ thanh.
ĐÁ CẨM THẠCH NGŨ HÀNH SƠN Nguyễn Bội Liên (Tạm dịch) Từng lên chơi Ngũ nhạc Nam châu sánh Ngũ Hành Đủ năm màu chất đá Tợ năm sao long lanh Càng lên càng thấy rõ Vòi vọi chúng đều xinh Sánh khuê trung chẳng khác Dáng ngọc lúc kết thành Khiến được theo mây hóa Lấp bằng biển bất bình Đính trên xe chói rạng Giá ngang bích liên thành Gối thấm hình nên ẩn Sông trôi chẳng chuyển mình Gật đầu nương miếu cổ Thái thú thấy trong xanh.
NĂM CỤM NÚI QUÊ HƯƠNG Tường Linh Đà Nẵng đêm 1-11-1954 (Trong “Hòn Kẽm Đá Dừng”tr 126-129 Nxb Tuổi Trẻ, 2001. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ nhạc năm 1974). Anh thương binh trở về nguyên quán Một bàn tay vĩnh viễn gởi sa trường Anh trở lại, với bàn tay còn lại Vẫy vẫy chào Non Nước quê hương
Quê hương anh mây giăng đèo Hải Chiều ấu thơ êm ả câu hò Nước mấy nguồn sông hẹn về Cửa Đại Ngũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ
Anh lớn lên giữa bài ca châu thổ Những mùa thu ngọt trái Nam Trân Biển xa lộng gió Thuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần.
Mẹ thường kể anh nghe Chuyện mẹ cùng cha Ngày xưa đôi lứa Trai lành, gái đảm thương nhau
Bến nước sông sau Nhịp cầu, giếng xóm… Cô gái mười lăm hái hoa bắt bướm Nắng sớm thêm vàng màu áo lụa Duy Xuyên
Cậu trai xóm dưới ngoan hiền Đêm khuya khoắt học bài bên bếp lửa Ngoại già thương “hai đứa” Ngoại già cho lấy nhau
Vài buồng cau, mấy liễn trầu Đám cưới đi ngang bờ sông hoa gạo đỏ Biển lộng, buồm khơi ăm ắp gió Ngũ Hành năm cụm xanh xanh
Cha mẹ chỉ tay thề với núi: Mỗi ngón tay ngang một cụm Ngũ Hành Năm cụm núi không thể nào thiếu một Năm ngón tay không thể chia lìa
Lời mẹ đều đều Sương rụng vườn khuya Anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa Rừng xa, xa rồi những lứa Nam Trân Mẹ đã già và cha không còn nữa Mây dăng mờ trên đỉnh Hải Vân Chiều hôm nay anh trở về nguyên quán Một bàn tay vĩnh viễn gởi sa trường Mẹ già đón anh mừng vui, bỡ ngỡ Mẹ khóc, mẹ cười… mái tóc rụng hoa sương
Không theo anh về bàn tay năm ngón Nhưng về theo anh nghìn chiến công Về theo anh: sông vẫn đầy mấy ngọn Mùa vui chim ca, cá trắng, cam hồng…
Anh nhìn núi Ngũ Hành năm cụm: Màu núi thêm xanh Mất bàn tay, còn quê hương thắm thiết Mỗi ngón tay dâng một ngụm Ngũ Hành
Niềm vui hiện tại Bếp ấm ân tình Anh chép sử thi, viết thư cho người yêu bằng tay trái Đời vẫn xanh và núi vẫn xanh. |
CẢM TÁC NGŨ HÀNH SƠN Thái Duy Thanh (Hội An) (Thượng tọa Thích Hương Sơn – Thích Trí Hữu – dịch) Hay là ông Lý Khổng Lồ xây Mới có non non nước nước này Ngó lại ngó qua năm ngọn núi Tu lên tu xuống mấy ông thầy Lên đài Vọng Hải trông xa tít Vào động Huyền Không ngó trống quầy Lếu láo ngâm đưa đôi chén rượu Cõi trần âu cũng có Tiên đây.
LÊN CHƠI NGŨ HÀNH Đông châu Nguyễn Hữu Tiến Cánh bằng thuận gió đến lam danh, Thừa hứng lên chơi đỉnh Ngũ Hành Vọng Hải Đài cao trời thấp rạp Huyền Không động vắng bụt buồn tênh Ngấn reo đá mốc tầng cô tháp Nét chữ bia mờ dấu cựu dinh Viếng cảnh muốn tìm gương vãn sự Nào đâu? Bờ cõi của Chiêm Thành
HOÀI CẢM CHÙA NON NƯỚC Phan Bội Châu (Trong “Phan Bội Châu toàn tập” của Chương Thâu. Nxb Thuận Hóa, Huế 1990, tr 455 tập 5) Say non say nước lại say chùa Mến nước non cùng mến cố đô Đuốc tuệ lưng trời tà muội (1) dẹp Gươm khôn (2) phất gió quỷ ma trừ Bùi ngùi tháp cổ trên nền cỏ Cám cảnh bia tàn trước gió mưa Vịnh cảnh bao lâu xin hỏi Phật Có chăng Non Nước được như xưa? (3)
VIẾNG CẢNH NON NƯỚC Bà Bang Nhãn Lê Thị Liễu Cảnh trí nào hơn cảnh trí này Bồng lai âu cũng hẳn là đây. Đá chen với lá màu năm sắc Chùa nực hơi hương khói lộn mây Ngư phủ gác cần ngơ mặt nước Tiều phu chống búa dựa lưng cây Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách Khen bấy thợ trời khéo đắp xây. CẢM TÁC NGŨ HÀNH SƠN Đại đức Thích Như Ý Mỗi buổi bình minh thỏa ước mong Tàng Chơn cảnh đẹp bước càng dong Tri ân sẵn có đôi câu kệ Ngoài Phật ai hay tỏ nỗi lòng.
THĂM LẠI NGŨ HÀNH SƠN Tường Linh (Đà Nẵng, Thu 1964) Trở về thăm Ngũ Hành Sơn Động Huyền Không nắng chiều phơn phớt vàng Từng quen ngày chiến chinh tàn(1) Mà như du khách ngỡ ngàng bước chân Đường lên đá xếp bao tầng Dưới kia nào phải cõi trần cách xa? Phật duyên, phố gọi thành “Đà” (2) Thương đời ai lạnh độ qua sông “Hàn” Kinh cầu giữa cuộc nhân gian Mây mười phương đến rồi tan hướng nào? Biển trầm luân sóng xôn xao Dấu than tứ khổ tìm chào Như Lai (1) Suy tư bên Vọng Hải đài Mảnh rêu nào ẩn hồn bài cổ thi? Tiên tri từ dáng vô tri: Vườn Tâm giữ trọn niên kỳ rộ hoa Hỡi vòng cung biển bao la Hỡi chiều vô tận, có ta bên đài Gió xao như núi thở dài Gió lồng nhắc tiếng gươm mài hoa cương!
NƯỚC NON Hàn Hải Lê Bá Trinh (1899) Khen ai khéo tạc đến năm hòn Đứng vững phô bày cảnh non nước Cây cỏ xanh rì in dấu đá Nước non lóng lánh dáng chưa mòn
Nước non lóng lánh dáng chưa mòn Thế giới riêng bầu cón cỏn con Vang động gió khuya cầm thú vắng Thiên nhiên lắm vẻ đẹp xinh còn.
BÊN VÚ ĐÁ NGŨ HÀNH SƠN Trinh Đường (Tháng 11-2002) Từng giọt… Từng giọt trong veo nhỏ xuống Giọt nào thuộc âm giọt nào thuộc dương Giọt nào chảy ra từ ruột Hòn Kim Giọt nào từ Hòn Thủy Giọt nào rơi như hồi đế chế Giọt nào từ Dân Chủ Cộng Hòa Giọt nào nuôi du kích những ngày qua Để lại chảy dồn thành dòng róc rách Thành lục diệp điểm tô vùng cẩm thạch Cho đẹp thêm một Đà Nẵng thân yêu… Nước vẫn rơi từng giọt đều đều Như điểm nhịp cho vòng quanh nhật nguyệt Như cầm trịch cho tháng ngày đi tiếp Như chỉ huy cho vạn vật tuần hoàn Từng giọt rơi, rơi, kiên nhẫn nhịp nhàng Cho âm gặp dương cho trời gặp đất Giao hòa để trở thành đất nước Thành linh hồn, thành linh khí núi sông… Bỗng nhớ ngàn xưa bao chí sĩ anh hùng Và ngày nay đang sinh sôi nẩy nở Tôi ngửa ta hứng từng giọt sữa Nghe khí thiêng sông núi thấm vào hồn…
DẠO CHƠI NON NƯỚC Lương Cầu (Trong “Tiếng Thơ” CLB Truyền Thống QN-ĐN, 1993, tr 8-9)
Cùng nhau cất bước dạo chơi Kìa đây Non Nước tưởng nơi Động đào Bước lần từng cấp lên cao Men theo đỉnh núi đi vào thiên nhiên. Đài Vọng giang mở tầm nhìn Lô nhô nhà cửa mấy miền hiện ra Dòng sông thấp thoáng xa xa Lung linh ánh bạc chen hòa màu xanh Lại lên Vọng Hải nhìn quanh Biển trời thăm thẳm bập bềnh sóng xao Cuộc đời mưa nắng dạt dào Nhân tình thế thái nao nao cõi lòng Dẫu bao thế sự đục trong Trần gian tạm gác vào cùng động Tiên Hang Dơi, hang Gió kề biên Tam Thanh, Phật tích nối liền Tàng Chơn Hoa Nghiêm động, Phổ Đà sơn Ba trăm năm trước chưa sờn nét ghi Huyền Không động cảnh ly kỳ Trên thì trời rạng, dưới thì đá xây Chùa chiền Linh Ứng, Tam Thai… Bao hang, bao động ngất ngây mùi thiền.
Vần thơ gọi chút thiện duyên Nước non tình cảm gợi miền Hành Sơn.
VIẾNG CẢNH CHÙA NON NƯỚC Nguyễn Công Trợ (Trong “Nội San Tu Tiên” Quảng Nam tập 1 năm 1958) Xe lăn bánh trên con đường tráng nhựa Gió ban mai làm khoan khoái tâm hồn Nhìn đồng hồ chỉ mới tám giờ hơn Chúng tôi đã đến cảnh chùa Non Nước Huyền Không động cao trên vài mươi thước Tường toàn bằng năm sắc cẩm vân Ánh sáng đây nghe nhè nhẹ lâng lâng Xanh biêng biếc như trăng rằm mát dịu Đọc sách xưa mà nay tôi mới hiểu Ngày non Tiên bằng thế kỷ phàm trần Tại vì sao Lưu Nguyễn lại bâng khuâng Rời tiên nữ trở về chi quê cũ? Trong hang đá tượng hình đôi quả vú Chuyện ngày xưa vua Minh Mệnh lẳng lơ Ngày qua đây hậu ý lấy tay rờ Nên một cái đã tuyệt đường nước chảy Cái thứ hai qua bao năm còn đấy Nước từng hồi thánh thót giọt tuôn rơi Trên bệ cao tượng Phật đúc sáng ngời Tỏa đức hạnh lòng từ bi bát ngát Khói hương trầm đâu đây bay man mác Khiến lòng người quên phiền não chua cay Bao văn nhân thi sĩ đến nơi này Khắc vào đá những bài thơ tuyệt bút Cảnh thiên nhiên thêm con người góp sức Tạo nơi đây một thế giới kỳ quan Chùa Đế Thiên Đế Thích ở Nam vang Kim Tự Tháp oai hùng âu cũng thế ! Vọng Hải Đài trên cao nhìn ra bể Nước màu xanh điểm trắng cánh buồm xa Vọng Giang Đài trông non nước bao la Màu hoa gấm của núi sông muôn thưở… Cảnh đây đẹp chắc ngày xưa tiên ở Sống tiêu dao cùng chén rượu vần thơ Hoặc cùng vui với khúc nhạc bàn cờ… Đời thanh đạm cùng bạn bè phong nguyệt Bút thi nhân không làm sao tả xiết Đường lên trời, đường âm phủ âm u ! Đường có cây có lá cảnh như ru, Hoa bẽn lẽn tỏa mùi hương thơm ngát Tôi, người phàm, trước khi về cõi tục Chi thành thơ vài cảm tưởng đơn sơ Quảng Nam ta từ trước đến bây giờ Có cảnh đẹp, có lòng người khẳng khái Kiếp chúng mình vào đây ta nguyện phải Đấu tranh luôn để giữ nước non nhà Quyết bảo tồn những cảnh vật gấm hoa Không nỡ để cho ngọa nhân dày xéo.
VỊNH TAM THAI Thích Đại Sán 1 Nam Minh một vũng dựng phan mây Chất ngất từng không khí biển xây Quét sạch mưa mù lên bửu điện Tỏa ra ánh sáng chiếu linh đài Hoa rừng đưa khách đường thông một Khe núi chia dòng nước rẽ hai Sơn quỷ đuổi nhau rồng nép bóng Khói mây nửa động nửa phên gài 2 Sấm vang gió thét sóng ào ào Đàn vượn bên khe thót nhảy cao Mắt ngắm biển khơi xanh thẳm thẳm Chân giày dặm cát trắng phau phau Cổ – đằng nghìn trượng xuyên hang đá Bích – nhụ muôn tua rủ động đào Cát nắng giữa truông ngồi nghỉ mệt Hơi thu bỗng đã lạnh nao nao.
NGŨ HÀNH SƠN Ngô Khắc Ký (Phong Dinh) Tạo hóa điểm tô nổi mấy tòa Ngũ Hành phong cảnh rất nguy nga Có đài Vọng Hải trông ra biển Có động Huyền Không gió thổi qua Có khách bốn phương về viếng cảnh Có chùa hang đá dấu Tiên sa Ai về Đà Nẵng cho tôi nhắn Gởi một tình yêu mến nước nhà
|