Tổng Quan về Di tích Danh thắng NGŨ HÀNH SƠN

            Quần thể Ngũ Hành Sơn gồm những ngọn núi đá vôi mọc độc lập theo phương vị Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tạo lạc trên vùng cát duyên hải cách thành phố Đà Nẵng 11 km về phía Đông Nam. Phía Đong giáp biển du lịch Non Nước, phía Tây giáp sông Cẩm Lệ huyện Hòa Vang, phía Nam giáp đô thị cổ Hội An và phía Bắc giáp quận Sơn Trà. Người xưa có câu:

“Phù nhất thiên nhiên dĩ tiên ngũ hành hải đảo

Nhất thiên niên hậu, vi ngũ hành nhất danh sơn”

(Một ngàn năm về trước Ngũ Hành Sơn là một hải đảo, một ngàn năm về sau đến bây giờ Ngũ Hành Sơn là một danh thắng) – Bia tại chùa Linh Ứng.

Quả đúng như vậy, theo các nhà địa chất học, vùng đồng bằng Quảng Nam được hình thành do sự vận động nâng lên của dãy Trường Sơn Nam và sự bồi đắp của con sông Thu Bồn và các nhánh sông của nó. Trong quá trình hình thành nên đồng bằng Quảng Nam, quần thể Ngũ Hành Sơn trước đó là những hòn đảo nằm chơ vơ giữa biển đông và chỉ dần dần nối vào đất liền khi đồng bằng Quảng Nam được hình thành. Hiện nay bờ biển rút xa dần và cách chân núi Thủy Sơn khoảng 800 mét.

Quần thể Ngũ Hành Sơn nằm ở rìa phía Bắc Trường Sơn Nam, được hình thành từ những khối núi đá vôi và mang đầy đủ các tính chất của núi đá vội Việt Nam. Đá vôi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới lắm nắng, mưa nhiều và mưa rất to nên đá vôi bị hòa tan tạo ra những kỳ quan hết sức độc đáo. Tất cả các cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, động Hương Tích, Phong Nha vv… đều là những sản phẩm tuyệt tác của đá vôi, các hòn núi và các hang động ở Ngũ Hành Sơn cũng là những tác phẩm như vậy.

Tuy nhiên khác với các hang động ở các nơi khác, hang động Ngũ Hành Sơn thường ở trên các đỉnh núi cao nên trong lòng động hầu như không có các cột thạch nhũ treo lũng lẳng từ trên trần động xuống hoặc mọc tua tủa trên khắp nền động. Nóc động thường có những lỗ hổng thông với bên ngoài. Vì vậy hang động tại Ngũ Hành Sơn thường rộng rãi, sáng sủa thoáng mát, nền động bằng phẵng. Động Huyền Không là một minh chứng điển hình.

Tất cả những đặc điểm này đã tạo cho danh thắng Ngũ Hành Sơn với một quần thể gồm các hang động có một vẽ đẹp kỳ thú, “một khu thiên nhiên khổng lồ”, một quà tặng quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Đà Nẵng chúng ta.

TRUYỀN THUYẾT NGŨ HÀNH SƠN

Ngũ Hành Sơn Non Nước là địa danh không những đi vào thơ ca, nhạc, họa từ bao đời nay mà còn lưu tụng ở đó bao nhiêu truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc luôn vược lên những hoàn cảnh khắc nghiệt để tự tồn tại và phát triển. Thông qua những truyền thuyết về sự tích hình thành Ngũ Hành Sơn Non Nước chúng ta cũng thấy được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của những người đi lập nghiệp thời bấy giờ. Đó là tình cảm quê hương đất nước, ý thức hướng về cội nguồn tất cả mội người Việt Nam sống ở đó bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời đại nào.

Trong những truyền ngày xửa ngày xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc xa xôi bơi thuyền đến cập vào bãi biển phía Đông (Đà Nẵng ngày nay), cụ lên bờ và dựng một túp lều tranh sống hiu quạnh một mình với công việc chài lưới.

        Một buổi sáng, như thường lệ, cụ sửa soạn thuyền để ra khơi đánh cá, thình lình trời bỗng nổi sấm, gió thổi vùn vụt, mặt biển sôi động, từng đợt sóng cao xô vào bờ cuồn cuộn. Trong tiếng gầm rít của gió, tiếng gào thét của sóng cụ già thấy hiện ra một con rồng khổng lồ làm mặt đất rung chuyển, cát bụi bay mù mịt, cụ già tưởng như căn lều của mình tan thành ra từng mảnh khi con rồng tiến gần về phía đó. Cụ bỗng nghe một tiếng sấm vang lên và từ dưới bụng con rồng lăn ra một quả trúng lớn, sau đó con rồng từ từ quay ra biển và biến mất sau những đợt sóng khổng lồ.

        Một lát sau, trời yên biển lặng, cụ già chưa kịp hoàn hồn thì bỗng thấy một con rùa vàng lớn cũng từ ngoài khơi đi vào và đến bên túp lều, Rùa Vàng đào một lỗ trên cát rồi vùi quả trúng xuống. Sau đó Rùa Vàng quay lại bảo cụ già:”Ta là thần Kim Quy, ta muốn ngươi phải gắn sức bảo vệ giọt máu này của Long Quân”, chưa hết bàng hoàng, cụ già lúng túng trả lời: “nhưng tôi tuổi già, sức yếu làm sao đủ sức đảm đương công việc hệ trọng này”. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc móng và nói: “Ngươi đừng lo, hãy cầm lấy chiếc móng này và hễ có chuyện chẵng lành thì cứ đặt móng bên tai, ta sẽ chỉ cách cho”, cụ già nhận chiếc móng và nói: “Được, tôi xin cố hết sức”. Xong việc, thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất sau làn nước xanh.

Từ đó, cụ già giữ gìn và chăm nom quả trúng rất cẩn thận. Một hôm đang làm việc trong vườn, cụ già kinh hải khi thấy một chiếc xe trâu từ đằng xa cứ nhắm thẳng vào vị trí chôn quả trúng mà tiến đến, trên xe lố nhố những khuôn mặt dữ dằn với binh khí hùng hổ trên tay. Vơi ý nghĩ chỉ cần chiếc xe trâu lăn qua cũng đủ làm cho quả trúng vỡ tan tành, cụ già vội lấy chiếc móng rùa ra đặc sát bên tai mình và cụ nghe một giọng nói dịu dàng vang lên: “Hãy nằm xuống, nằm xuống đi”, cụ già liền làm theo, mới vừa nằm xuống cụ liền hóa thành một con hổ to lớn, bọn kia hoảng hồn quay xe tháo lui chạy mất. Sau đó, cụ già dỡ cả túp lều của mình đến dựng ngay bên trên chỗ chôn quả trứng Rồng. Cụ không ngờ trứng mỗi ngày một lớn và trồi dần lên khỏi mặt đất. Trứng cứ lớn mãi, lớn mãi choáng hết căn nhà tranh bé nhỏ của cụ. Vỏ trúng lấp lánh như một hòn ngọc khổng lồ. Một đêm cụ già vừa nằm chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy lách tách, thì ra bọn người hôm nọ đang quay lại phóng lửa đốt túp lều của cụ, thấy thế cụ liền khấn xin thần Kim Quy cứu giúp. Vừa khấn xong, cụ liền thấy mình ở trong một hang đá rộng rãi mát mẻ, trong góc hang lại có giường chiếu sẳn sàng. Cụ không hề hay biết rằng có một phép màu đã xảy ra, chính cụ ở trong hang đá của một trong năm ngọn núi Cẩm Thạch vừa được biến thành từ năm mảnh vỡ của chiếc vỏ trúng thần. Từ trong chiếc trứng ấy đã bước ra một bé gái xinh xắn chính là giọt máu – con gái của Long Quân.

Cụ già bàng hoàng hơn khi bước ra cửa hang và nhìn thấy quanh mình có năm hòn núi đá cới đủ loại cây cỏ, chim muôn… Từ đó cụ già với cô gái nhỏ sống bên nhau như hai cha con, chim chóc và thú rừng là những người bạn của họ. Hằng ngày, từng đàn chim thay nhau đi lấy sữa từ trong các mạch đá và hái trái cây quanh núi về nuôi cô bé, chúng còn tha bông vải từ các nơi về dệt nên những bộ quần áo xinh đẹp.

Ngày nay, năm hòn núi đá cẩm thạch ấy vẫn còn ở bãi biển phía Đông Đà Nẵng, người ta gọi là núi Non Nước – Ngũ Hành Sơn.

TÊN GỌI NGŨ HÀNH SƠN

Từ lâu người Việt Nam chịu ảnh hưởng từ hán học Trung Hoa nên thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có rất nhiều tên gọi như Ngũ Uẩn Sơn (núi năm chòm), Phổ Đà Sơn và Bạch Hoa Ngũ Chỉ (Năm ngón tay) vì đứng trên nhìn xuống nó giống bàn tay khổng lồ ấn 5 ngón xuống đất. Đến đầu thế kỷ 19 tức năm 1825 Vua Minh Mạng vi hành đến đây, dựa vào cấu tạo năm ngọn núi theo phương vị Ngũ Hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và đặt tên là Ngũ Hành Sơn. Người Pháp gọi là núi cẩm thạch, người dân địa phương thì gọi với một tên rất nôm na và cũng không kém phần thơ mộng đó là hòn Non Nước. Những ngọn núi phía Bắc gọi là núi chùa (Thủy Sơn), hòn phía Đông là núi mồng gà (Mộc Sơn), hòn phía Tây Bắc gọi là núi đá chồng (Thổ Sơn), hòn phía Tây là núi Đùng (Kim Sơn) và hòn phía Nam là núi Ông Chài (Hỏa Sơn).

NGỌN THỦY SƠN

Thủy sơn là ngọn núi ở phía Bắc của quần thể Ngũ Hành Sơn, đây là ngọn núi lớn và đẹp nhất, thường được nhiều du khách đến viếng thăm và vãng cảnh.

Thủy Sơn nằm trên dãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 7 ha, cao 120m. Núi có 3 đỉnh nằm ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hồng Tinh (tên dân gian gọi là sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai.

Ngọn cao nhất 106m ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn gọi là Thượng Thai gồm có Vọng Giang Đài, chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu nhà Hành Cung, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không và động Linh Nham, ngọn thấp hơn một chút ở phía Nam gọi là Trung Thai gồm có Cổng Trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông, động Thiên Long, động Thiên Phước Địa; ngọn phía Đông thấp nhất gọi là Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi và động Tàng Chơn.

Du khách tham quan chùa chiền và hang động tại Thủy Sơn có thể đi bằng hai con đường: cổng phía Tây của núi gồm có 156 bậc tam cấp dẫn đến chùa Tam Thai hoặc lên cổng phía Đông gồm có 108 bậc dẫn lên chùa Linh Ứng, đa số du khách đều lên núi theo cổng phía Tây và đi xuống bằng cổng phía Đông.

Sau khi quí khách đi lên được 156 bậc cấp, trước mắt quí khách là cổng Tam Quan cổ kính dẫn vào chùa Tam Thai, rẽ hướng tay trái quí khách sẽ tham quan Vọng Giang Đài.

VỌNG GIANG ĐÀI

Vọng Giang Đài là một điểm cao nhìn về sông Cẩm Lệ, Cổ Cò và quan sát toàn cảnh Ngũ Hành Sơn, đường cấp lên Vọng Giang Đài rất hẹp bằng những bậc đá tự nhiên, chu vi rộng khoảng 7m, ở giữa là một tấm bia cổ bằng đá Trà Kiệu cao khoảng 2m, rộng 1m và được dựng trên một đế đá lớn, chính giữa khắc 3 chữ “Vọng Giang Đài” và những hàng chữ nhỏ nằm bên cạnh ghi ngày tháng dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (tức Minh Mạng ngày 18 tháng 7 ngày rằm năm 1837). Đứng tại nơi đây quí khách sẽ thỏa lòng ngắm nhìn bức tranh kiệt tác của thiên nhiên. Xa xa là dòng sông Cẩm Lệ quanh co xanh biếc và kia là dòng Thu Bồn uốn khúc, là Gò Nỗi, quê hương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Trần Thị Vân. Phía chân trời xa là dãy Trường Sơn hùng vĩ điệp trùng như bức tường thành.

Rời Vọng Giang Đài quí khách sẽ thăm chùa Tam Thai.

QUỐC TỰ TAM THAI

Chùa Tam Thai, tọa lạc trên một khuôn viên bằng phẳng. Chu vi khoảng 200m, rất nghiêm trang, cổ kính hướng về phía Tây Nam, chùa Tam Thai là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được phong Quốc tự và là di tích Phật giáo lâu đời của Ngũ Hành Sơn, trãi qua 12 đời Hòa Thường trụ trì. Theo Hải ngoại Ký sự của Thích Đại Sáng, khách của Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), vào cuối thế kỷ 17, tức năm 1695 trên đường về Trung Quốc, Ông đã ghé thăm chùa Tam Thai, như vậy có thể thấy chùa đã được xây dựng trước đó và được hình thành cách đây hơn 300 năm. Nguyên trước đây ngôi chùa làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Đến năm Minh Mạng thứ 6 tức năm 1925, trong chuyến vi hành Ngũ Hành Sơn nhà vua đã cho xây dựng chùa bằng gạch ngói khang trang, được phong Quốc Tự và đặt tên là chùa Tam Thai, vào năm 1901, chùa đã bị phá hủy hoàn toàn trong cơn bão lớn và mãi đến 6 năm sau 1907 chùa được xây dựng lại với sự đóng góp của nhiều tín đồ Phật tử, và tồn tại cho đến nay. Chính ngôi chùa này em gái vua Minh Mạng tức công chúa Ngọc Lan đã phát nguyện tu suốt đời ở đây.

Chùa Tam Thai còn là nơi giao lưu của nhiều sĩ phu yêu nước trong các phong trào Cần Vương, Duy Tân, phòng trào chống thuế và cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục trong những năm 1885 đến 1886 mà ông Lê Bá Trinh, ông Huỳnh Bá Chánh là những người con tiêu biểu cuả Ngũ Hành Sơn đã tích cực tham gia. Ông Nguyễn Duy Hiệu cùng ông Huỳnh Bá Chánh la một trong số những người cầm đầu nghĩa hội Quảng Nam, sau Tân Tỉnh thất bại, địch đàn áp dã man nhân dân, hai ông tự nguyện cho giặc Pháp bắt tại chùa Tam Thai và sử bắn tại hai nơi Huế và Chợ Củi (Duy Xuyên). Sau ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, nơi đây là nơi hoạt động của một số cán bộ cách mạng, là nơi tổ chức những cuộc họp bí mật của Đảng. Đặt biệt vào tháng 8 năm 1937, Tỉnh Uỷ QNĐN đã bí mật mở hội nghị tại chùa Tam Thai để quyết định những trọng yếu của Đảng trong giai đoạn 1936-1939. Từ đó trở đi, liên tiếp tại chùa Tam Thai có những cuộc họp sinh hoạt của những người từ Đà Nẵng hoặc các nơi trong tỉnh đến làm lễ kỷ niệm 1/5 hoặc những cuộc họp quan trọng của Đảng bộ QNĐN.

Đến giai đoạn chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ (1965-1969) không để cho địch tự do thao túng, các chiến sĩ An Ninh của ta, với lòng căm phẩn và ý chí cách mạng đã lập nên những chiến công xuất sắc mà rõ nét là trận đánh của hai chiến sĩ nhỏ tên là Đến và Xuân tại chùa Tam Thai. Dưới chân núi Đến và Xuân đã bí mật đặt mìn vào xe Mỹ, xe chạy đến cầu Nguyễn Văn Trỗi thì mìn nổ, toàn bộ 25 tên sĩ quan và 3 tên quân cảnh ngồi trong xe đều bị tan xác.

Trãi qua năm tháng chiến tranh cùng sức phá hủy của thời gian chùa xuống cấp và được nhiều lần trùng tu, lần trùng tu lớn nhất vào năm 1995 chùa trở nên hoàn chỉnh trang nghiêm như ngày nay. Mặt dầu trãi qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được đường nét kiến trúc theo lăng tẩm chùa tháp kinh thành Huế. Sau khi chiêm ngưỡng lễ Phật xong tại chùa Tam Thai, quí khách sẽ vào tham quan động Hoa Nghiêm và động Huyền Không.

ĐỘNG HOA NGHIÊM

Lối đi vào động Hoa Nghiêm bằng phẵng, trước cửa động là ngọ môn cổ kính có ba chữ “Huyền Không Quan”. Bên cạnh có thờ tượng Quan Thế Âm lớn, dáng đứng uy nghiêm, tay cầm bình cam lộ. Bên cạnh vách đá là một tấm bia cổ được khắc vào năm 1700, với hàng chữ hán nhỏ ghi lại công lao của nhiều tín đồ cúng đường và lễ bái hiện nay đã nhòa đi theo năm tháng của thời gian, rất khó đọc.

THẠCH ĐỘNG HUYỀN KHÔNG

Đường vào thạch động Huyền Không rất tối khó đi và bước xuống hơn 20 bậc cấp nằm sâu xuống hơn 5m so với động Hoa Nghiêm. Trên vách đá khắc ba chữ lớn “Huyền Không Động”. Động hình tròn giống như chiếc chuông úp sấp xuống dần quí khách, nền động bằng phẳng được lát bằng gạch Kim Thành sạch sẽ, chu vi độ 25m, chiều cao từ đỉnh xuống nền động khoảng 16m. Vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài bằng 5 lỗ hổng mổ tự nhiên mang ánh sáng và không khí vào cho động. Ánh sáng xuyên qua màu xanh của lá cây từ đỉnh động chiếu xuống tạo nên vẽ đẹp lung linh và huyền ảo, động khô ráo, không ẩm ước và tối tăm như nhều hang động khác. Ngay dưới bậc cấp bước vào động, hai bên là 4 tượng của các vị Thiện và Ác cưỡi trên 4 con thú có diện mạo kỳ quái tượng trưng cho các loài quỷ dữ. Bốn tượng này người ta gọi là tứ Kim Cang hộ pháp, tức là bốn vị thần gác của động.

Trên cao là tượng Phật Thích Ca, cao 3m được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân nổi tiếng làng đá mỹ nghệ Non Nước tên là Nguyễn Chất. Phía dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát…

Bên phải là đền thờ bà Ngọc Phi hay còn gọi là bà Chúa Tiên, bà rất linh thiêng, là nơi để cho du khách cầu tài, cầu lộc. Tương truyền rằng bà là vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế hiện thân hạ giới chăm lo đời sống muôn dân. Hàng năm cứ vào ngày 2 đến ngày 8 tháng 3 âm lịch du khách hội tụ về đây cúng bái rất đông.

Bên trái là đền thờ bà Lôi Phi em bà Ngọc Phi hay còn gọi là bà Chúa Thượng Ngàn (cai quản núi rừng) cũng không kém phần linh thiêng là nơi du khách cầu nguyện sức khỏe thượng lộ bình an và vạn sự an lành.

Kế bên là ngôi đền nhỏ gọi là Trang Nghiêm Tự rất cổ kính, được xây dựng vào năm 1825. Trang Nghiêm Tự được chia thành ba gian, gian chính thờ tượng Phật Quan Âm, gian bên trái thờ ba vị Quan Thánh tức là Quan Công, Quan Bình và Quan Châu Xương là ba nhân vật trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của Trung Hoa tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành.

Đặc biệt gian bên trái thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên hoặc cầu sinh con khỏe mạnh, chóng lớn và khôi ngô, tuấn tú. Đây cũng là nơi cho những người hiếm muộn con đến cầu tự mong sinh được con.

Ẩn mình trên vách đá là chiết trống đá thiên tạo khi du khách úp lòng bàn tay vỗ vào trống, âm thanh sẽ phát ra vang dội cả vòm động. Gần Trang Nghiêm Tự có một hang nhỏ gọi là Thạch Nhủ Cốc, du khách phải rọi đèn mới nhìn thấy rõ, bên trong có hai mõm đá tròn thòng xuống trông giống như cặp nhủ hoa. Tương truyền rằng chiếc vú đá bên ngoài nhỏ nước đục, còn chiếc bên trong nhỏ nước trong. Khi vua Thành Thái đến đây làm lễ trai đàn cầu quốc thái dân an đã vô tình sờ tay vào chiếc bên ngoài, vì thế chiếc vú này hiện nay không còn chảy nước nữa. Lần bước theo sau ngôi đền nhỏ, nhìn lên quí khách sẽ thấy những nhiễu đá bám vào vách động tạo nên những hình thù hết sức kỳ thú, nơi thì giống như con hạc hay con đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, nơi giống con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động, nơi khác là một bàn tay cầm dâng cao lên nóc động…

Trước vẽ đẹp thiêng liêng đó, nhà thơ nổi tiếng Tản Đà viết nên hai câu thơ như muốn gọi quí khách về thăm cõi Phật:

                             “Rủ nhau lên động Huyền Không

                            Bụi trần rủ sạch như không có gì”.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, động Huyền Không là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ ngụy đã biến động Huyền Không thành nơi huấn luyện biệt kích đồng thời cũng là nơi dồn trú của nhiều đơn vị Mỹ – ngụy. Mùa xuân Mậu Thân năm 1968 quân giải phóng đã đánh bật chúng ra khỏi nơi đây, đồng loạt tấn công nhiều căn cứ lân cận và sân bay quân sự Nước Mặn. Hang động trở thành trạm giải phẩu và nơi cất giấu thương binh của quân giải phóng. Tiêu biểu nhất là trận đánh của anh hùng Phan Hiệp trong chiến dịch X2 nổ ra trong đêm 22 rạng ngày 23/8/1968.

Trong trận đánh này quân ta tiêu diệt hoàn toàn sinh lực địch, làm chủ thế trận và dành thắng lợi hoàn toàn. Sau trận đánh này, đơn vị tiểu đoàn 1 được bộ chỉ huy quân giải phóng tặng huân chương chiến công hạng nhất. Đại đội trưởng Phan Hiệp được nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được đổi tên là Phan Hành Sơn.

ĐỘNG LINH NHAM

Sau khi rời chân khỏi động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, quí khách sẽ tham quan tiếp một hang động nằm trên cao, mặt xây về hướng tây, đó là động Linh Nham hay còn gọi là động Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Động trước kia thờ Phật Quan Âm, sau thờ Ngọc Hoàng nên còn có tên là động Ngọc Hoàng. Bên dưới có bàn thờ hai vị thần Nam Tào và Bắc Đẩu. Truyện dân gian kể lại rằng vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm, mọi nhà cúng tiễn đưa ông Táo về trời, nhân dịp này cũng trình tấu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế những thành quả cũng như những thất bại trong sinh hoạt làm ăn của con người dưới trần thế để Ngọc Hoàng xem xét độ trì giúp đỡ.

ĐỘNG VÂN THÔNG

Rời động Ngọc Hoàng quí khách sẽ qua cổng trời, đây là cổng đá tự nhiên, một sự sắp đặt rất kỳ lạ của tạo hóa tạo nên một con đường liên hoàn giữa chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng. Đi giữa hai cổng trời, quí khách sẽ có cảm giác như đi trong lòng hòn non bộ khổng lồ. Giữa hai cổng trời là động Vân Thông, đây là hang động nằm trên vách núi cao từ miệng hang thông lên đỉnh trời khoảng 40m, phải qua những đoạn gồ ghề quanh co hiểm trở có những đoạn chỉ có một người chui qua, lên được đỉnh trời tuy có gây go mệt nhọc nhưng quí khách sẽ thỏa lòng ngắm trời biển bao la trong một không gian thoáng rộng.

Động Vân Thông còn gọi là đường lên trời, trước động thờ tượng Phật ADIĐA, phía sau tượng Phật là lối đi lên đỉnh trời. Đến Ngũ Hành Sơn, đa số du khách muốn được một lần lên trời và xuống âm phủ. Vì thế đường lên trời và hang Âm Phủ là điểm tham quan ấn tượng nhất đối với khách du lịch.

ĐỘNG THIÊN LONG

Động Thiên Long nằm trên vách núi cạnh cổng trời phía đông, hang động sâu thẳm rất nguy hiểm không có đường xuống mà quí khách chỉ đứng trên nhìn xuống có cảm giác rất sợ bị trược chân. Lòng hang vừa tối, vừa sáng nhìn xuống thấy sâu thăm thẳm cùng nhiều tảng đá lớn nhỏ nhấp nhô như miệng con Rồng nên có tên là Thiên Long. Đặc biệt hang ăn thông với hang Gió trong động Tàng Chơn sau chùa Linh Ứng. Rời động Thiên Long đến hang gió đông, quí khách sẽ có cảm giác mát lạnh và trong lành từ biển Non Nước thổi vào. Từ điểm này, ta có thể nhìn rõ được Tháp Xá Lợi và một phần bờ biển du lịch Non Nước.

                       “… Dừng chân hang gió lòng phơi phới

                       Lần bước địa đàng dạ đắm say …”

                                                                Hoài Thu

VỌNG HẢI ĐÀI

Rời động Thiên Long và cổng trời phía đông, theo những bậc cấp quanh co dẫn xuống, quí khách sẽ tham quan Vọng Hải Đài (Đài ngắm biển). Đường lên Vọng Hải Đài tương đối bằng phẳng, qua một vài bậc cấp, tạo lạc trên nền đá gồ ghề chu vi khoảng 7m. Ở giũa có một tấm bia cổ bằng đá Trà Kiệu kích thước rộng 1m dài 2m đặt trên một đế lớn, khắc 3 chữ “Vọng Hải Đài”, bên cạnh có hàng chữ nhỏ “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật”, cùng ngày với “Vọng Giang Đài”. Từ đây du khách có thể nhìn thấy Cù Lao Chàm giữa trời biển mênh mông:

                           “Vọng Giang gió lộng dòng sông hát

                            Vọng Hải triều dâng khói sóng bay”

                       “Vọng Hải chiều nay nhuốm màu thiên cổ,

                         Người đến rồi về như có như không…”

QUỐC TỰ LINH ỨNG

Sau khi tham quan xong Vọng Hải Đài, theo những bậc cấp quanh co xuống dần, quí khách sẽ đến chùa Linh Ứng.

Chùa tựa lưng vào vách núi, xây mặt ra biển, chu vi khoảng 150m, được xây dựng vào nữa đầu thế kỷ 17. Tương truyền rằng, vị tiền hiền có hiệu là Quan Chánh, thế danh là Bửu Đài tại làng Khái Đông thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay, đã đến ẩn tu tại động Tàng Chơn và lập ra một thảo am trước động gọi là “Dưỡng Chơn Am”, sau cất một ngôi chùa bằng tranh tre gọi là “Dưỡng Chơn Am” tức là tiền thân của chùa Linh Ứng ngày nay. Đến đời Vua Gia Long ngự giá Ngũ Hành Sơn, ngài cho xây chùa lớn hơn đặc tên là “Ngự Chế Ứng Chơn Tự”. Năm Minh Mạng thứ 6 năm 1825, sau khi vi hành Ngũ Hành Sơn, nhà vua cho xây dựng lại bằng gạch ngói khang trang và sắc phong Quốc Tự đổi tên là “Ứng Chơn Tự” cho đến ngày nay. Cũng giống như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng theo năm tháng chiến tranh và thời gian đã trãi qua nhiều lần trùng tu, nhưng lần lớn nhất năm 1985, hiện nay chùa trở nên bề thế trang nghiêm, nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính. Hiện chùa còn lưu giữ hai bảng vàng “Ngụ Chế Ứng Chơn Tự Minh Mạng Lục Niên” và “Cải Chế Linh Ứng Tự Thành Thái Tam Niên”.

Chùa thờ tượng Phật Thích Ca cao lớn ngay chính điện, bên phải và bên trái thờ Văn Thư Bồ Tát và Phổ Điền Bồ Tát.

ĐỘNG TÀNG CHƠN

Sau lưng chùa Linh Ứng là động Tàng Chơn. Tàng Chơn có ý nghĩa là chứa đựng tất cả chân lý của vũ trụ. Trước động trên vách đá có ghi 3 chữ “Tàng Chơn Động”. Lòng động như một thung lũng nhỏ dài khoảng 10m, rộng khoảng 7m thoáng đảng nhờ thông lên trời qua của hang “Thiên Long Cốc”. Trong động có 5 hang nhỏ gồm: hang Tam Thanh, hang Gió, hang Chiêm Thành, hang Ráy và động Bàn Cờ, giữa động có miếu thờ Thái Thượng Lão Quân, bên phải thờ Bát Bộ Kim Cương và bên trái thờ Thượng Chiêm Thành gọi là bà Ngọc Phi.

      Động Tam Thanh ngày xưa thờ 3 vị thánh đó là: Thượng Thanh, Trung Thanh và Hạ Thanh, động cũng được phát hiện vào đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng, do thiền sư Bửu Đài một danh sư của Phật Giáo Việt Nam phát hiện. Ngày nay, tượng các vị thánh không còn nữa và được thay vào đó là tượng Phật Thích Ca ngồi, cao to, phía sau là tượng Phật nằm. Bên phải hang Tam Thanh là hang gió và bên trái là hang Chiêm Thành. Hang Chiêm Thành có hình bán nguyệt, rộng 3m. Động như một đường hầm tối, ghồ ghề, đỉnh động thông với không gian bên ngoài qua một vài khe đá hở nhỏ. Hang có 2 tác phẩm điêu khắc 2 vị hộ pháp bằng đá sa thạch (dài 0.9m) theo phong cách nghệ thuật Đông Đương của người Chiêm Thành khoảng nữa thế kỷ thứ 10, tượng được chạm trổ khá công phu trên nền đá sa thạch (Trà Kiệu) được đặt trên một chiếc bệ chạm hình hoa sen cách điệu. Điều này chứng tỏ rằng tại Ngũ Hành Sơn người Chăm đã có mặt tại đây và thờ Phật từ rất sớm.

Ngoài ra quí khách có thể tham quan hang Ráy, hang Bàn Cờ để thấy hết được vẽ đẹp kỳ diệu của một hang động trong quần thể ngọn Thủy Sơn.

ĐỘNG ÂM PHỦ

Động Âm Phủ là một hang động nằm dưới chân núi ngọn Thủy Sơn, đây là một trong những hang động lớn và đẹp trong quần thể Ngũ Hành Sơn. Động nằm ở độ cao, đường vào qua những khoảng hẹp tối, bên trong lòng động rất rộng, thoáng gấp 7 lần động Huyền Không. Vòm hang động cao có những lỗ thông lên trời, xung quanh vách động chia nhiều phân khu tự nhiên. Bên phải phía trong vách động có một hang thông sâu xuống 5m, phía dưới sâu có những hang động nhỏ. Nhiệt độ trong động luôn luôn thấp, vào đây cảm giác lúc nào cũng thấy mát mẽ dễ chịu.

Tương truyền rằng vua Minh Mạng khi vi hành Ngũ Hành Sơn đã cho lính cầm đuốc xuống thám hiểm lòng hang nhưng lần lược cả 12 bó đuốc đều tắt nên không thể xuống được. Về sau, nhà vua cho lấy một quả bưởi ghi chữ rồi thả vào hang, hôm sau quả bưởi được tìm thấy trên bờ biển Non Nước, điều này chứng tỏ rằng hang được ăn thông ra biển.

Hang Âm Phủ là một hang động rất được nhiều du khách muốn vào tham quan. Đây là nơi Diêm Vương xử tội với các truyền thuyết dân gian dựa theo phật tích như Mục Kiều Liên tìm mẹ hoặc còn lại một số di tích Chàm rất có giá trị vào thế kỷ thứ 10.

Trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, tại đây là một tiểu đội du kích địa phương bị địch bao vây và đã rút xuống động. Giặc hun khói, bơm hơi ngoạc kêu gọi đầu hàng nhưng các tiểu đội du kích chiến đấu đến cùng và hi sinh anh dũng, chỉ còn hai chiến sĩ lần theo các ngách đá và sau thoát ra an toàn. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt tháng 4/1965 du kích địa phương xuất phát nơi hang động tấn công tiêu diệt gần 40 tên lính Mỹ đi lùng sục. Địch lại đêm thuốc độc bỏ vào hang, lấy xi măng và gạch đá trám miệng hang nhưng du kích lại bí mật đào hầm thông vào hang để hoạt động. Cùng với trận đánh đêm 22 rạng sáng ngày 23/8/1968 tại hang động Huyền Không, sau khi đánh xong bộ đội ta đưa thương binh về hang Âm Phủ, nơi đây được xem là trạm phẩu thuật tiền phương. Oanh liệt nhất là trận đánh của đội quyết tử ngày 24/12/1968. Trước tình hình thực tế vô cùng khó khăn không cho phép đội quyết tử tấn công sân bay Nước Mặn vào đêm 23/12/1968, mặc dù đội quyết tử đã tiến sát hang rào dây thép gai của địch nhưng đội phải tạm rút về trú quân ở động Âm Phủ, đợi đánh vào đêm hôm sau. Đội quyết tử về đến hang Âm Phủ là trời rạng sáng, sau một đêm dài hành quân vất vả, đói mệt lã người, đội sửa soạn ngủ nghĩ lấy lại sức thì một tình huống bất ngờ ập tới. Địch bủa vây kín hang, địch đánh từ trên xuống từ ngoài vào bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như xe tăng, máy bay trực thăng và có cả lực lượng quân cơ động đông gần trăm tên.

Trước tình hình vô cùng nguy khốn, những chàng trai cảm tử quân liền lật ngược thế cờ, đảo thế trận, chuyểnv bị động sang chủ động, biến kẻ địch nhiều thành ít, mạnh hóa yếu, kéo địch vào hang rồi nện đòn sấm sét khiến địch chết tan tác trước thế tấn công mãnh liệt của đội quân quyết tử được bố trí các nơi trọng yếu trong động.

Đến 8h sáng ngày 24/12/1968, địch cho quân tràn vào hang, đến giữa hang nơi rộng nhất có vòm sáng từ đỉnh động rọi xuống thì chúng dừng lại tập kết, lộ rõ cả đội hình gồm 49 tên đi kèm. Cả 5 đội viên quyết tử đứng sát quanh bên chúng, ẩn nấp phía sau từng vách đá mà địch không hề hay biết. Địch đến đúng điểm hẹn của đội, thế là hàng loạt lựu đạn từ các điểm trên vách đá được bung ra, địch chết ngỗn ngang, la ó chạy ngược trở ra bị lửa đạn của đội không bỏ sót một tên, một số ít chạy sâu vào hang, đội tạm để yên.

Năm thành viên của đội làm theo kế hoạch đã phân công: Phạm Ngọc Thành khống chế địch ở cuối động, Vũ Quốc Hùng chặn đánh địch từ đỉnh động xuống, Đặng Văn Lái đội trưởng chặn đánh địch nơi ngoài cửa động, Huỳnh Ri làm liên lạc và hậu cần, Huỳnh Hoàng ẩn nấp sâu trong lòng động làm lực lượng cơ động.

Tóp địch chạy vào cửa hang dùng máy liên lạc PRC25 rối rít gọi quân cứu viện. Biết được ý đồ của địch, đội tạm để yên và chờ thêm quân địch cứu viện. Địch lại đổ bộ quân tiếp viện cả đường bộ và đường hàng không, trên có UBH1 và UBH3.

Từng tóp địch chết ngay khi vừa đặt chân đến cửa động bởi lựu đạn và súng máy của đọi trưởng Đặng Văn Lái xối xả tuôn ra. Đạn địch bắn vào như mưa đã có vách đá hứng trọn. Cánh quân từ máy bay thả xuống rơi vào tầm bắn tỉa của Vũ Quốc Hùng không sót một tên. Tất cả địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đến 12h trưa địch rút hết, đội tổ chức thu chiến lợi phẩm cùng vô số súng đạn và tranh thủ nghĩ lấy sức để tiếp tục chiến đấu thì diễn ra một việc làm hết sức bất ngờ và có ý nghĩa, đó là kết nạp Đảng theo nguyện vọng của Vũ Quốc Hùng, chàng trai Hà Nội mang dòng máu cảm tử quân của cha ông thời chống Pháp. Anh em rất xúc động, đặt biệt là phó bí thư Phạm Văn Lái, Đảng viên chính thức Phạm Ngọc Thành và Đảng viên dự bị Huỳnh Ri phó bí thư chi bộ coi lời lẽ nguyện vọng là lá đơn xin vào Đảng của Vũ Quốc Hùng. Toàn chi bộ nhất trí kết nạp Vũ Quốc Hùng vào Đảng, lễ được tiến hành ngay sau đó, vách đá là phong màn, 5 khẩu AK chụm vào trang nghiêm đỉnh đạc, Phó bí thư tuyên bố “từ giờ phút này Vũ Quốc Hùng, đội viên đội quyết tử, quê quán Hà Nội là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, sinh hoạt chi bộ, đội quyết tử” Vũ Quốc Hùng đứng lên tuyên thệ “xin thề quyết tử đến cùng cho tổ quốc quyết sinh” trong niềm sung sướng vô hạn, nước mắt chảy dài trên gò má.

Đến 15h, địch tiếp tục đổ quân, máy bay và xe tăng lại ầm ầm kéo đến hòng bóp nát lực lượng của đội quyết tử. Một máy bay trực thăng của Mỹ đã bị trúng đạn của Đặng Văn Lái, rơi ngay ngoài của động cách 200m. Địch lăn xả vào hang lại bị lựu đạn và súng máy của đội quyết tử bắn xối xả, chúng kéo nhau chạy tán loạn. Hàng chục tên địch được thả từ máy bay trực thăng xuống động đã bị Đảng viên Vũ Quốc Hùng tiêu diệt hoàn toàn.

Trận đánh nhau kéo dài gần tối mới kết thúc trong sự chứng kiến của bà con xã Hòa Hải. Màn đêm buông xuống, đội trưởng hạ lệnh cho Vũ Quốc Hùng và Phạm Ngọc Thành vào tiêu diệt mấy tên địch còn xót ở cuối động và lệnh cho Huỳnh Ri và Huỳnh Toàn phá hủy hai cây súng đại liên kẹt lại trong hang. Sau đó tổ chức toàn đội rút ra khỏi động an toàn dưới hỏa lực yểm hộ của xe tăng M113 địch bỏ lại trước của động do xạ thủ Huỳnh Ri bắn hết số đạn súng máy, địch kéo chạy toán loạn xác chết chồng lên nhau.

Đội đã oanh liệt đánh lui nhiều đợt tấn công ác liệt của địch, tiêu diệt 160 tên lính Mỹ, thu nhiều vũ khí có hai khẩu súng AR15, bắn rơi một máy bay trực thăng, phá hủy hai xe tăng M113. Sau đợt tấn công ác liệt đó, đội đã được nhận điện tuyên dương công trạng của Chủ Tịch Mật Trận Dân Tộc Giải Phóng – Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ khen tặng Huân Chương Chiến Công hạng nhất cho tập thể đội. Trao tặng danh hiệu 5 Dũng Sĩ Ngũ Hành Sơn cho 5 thành viên của đội. Khen tặng Huân Chương Chiến Công hạng ba cho Huỳnh Ri và Huỳnh Toàn.

Trong giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh của Đế Quốc Mỹ, năm 1971 tại động Âm Phủ, các cán bộ chủ chốt đang tập trung để học nghị quyết trung ương Đảng, địch phát hiện dùng một tiểu đoàn biệt kích cùng đoàn dân vệ đóng tại đồn Ri Nơ bao vây hòng tiêu diệt. Trước tình hình nguy kịch đó, bộ đội tiểu khu ba cùng dân quân du kích Hòa Hải từ ngoài đánh mạnh vào bọn bao vây, tạo điều kiện lực lượng trong động đánh mở đường giải thoát. Mặt dù trong trận này ta tổn thất một số đồng chí nhưng địch bị tiêu diệt gần một trung đội 50 cán bộ chủ chốt của ta được giải vây.

LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC

Trải dài theo chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề làm đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch Non Nước – làng nghề hình thành từ năm nào thì không rõ nhưng trên bia chùa Phổ Khánh thuộc làng Ái Nghĩa, một trong những ngôi chùa cổ nhất ở đất Quảng, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam được khắc vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Trị thứ ba, Lê Huy Tông (1678) có ghi rõ quê quán người khắc bia “xã Quán Khái” xã Quán Khái xưa nay nằm ở phía Tây sông Cổ Cò thuộc phường Hòa Quí, Quận Ngũ Hành Sơn. Căn cứ vào văn bia này, có thể thấy xã Quán Khái đã có nghề khắc bia, đục chữ từ lâu, ít nhất cũng từ thế kỷ 17. Và cũng theo văn bia thì những người thợ điêu khắc đã đến từ Tỉnh Thanh Hóa và an cư lập nghiệp tại xã Quán Khái vì lúc bấy giờ chung quanh chân núi Ngũ Hành Sơn chưa có dân cư sinh sống hay làng mạc gì cả. Về sau do tình hình phát triển Ngũ Hành Sơn, cũng gần nguồn nguyên liệu và là nơi tiêu thụ sản phẩm đá Non Nước các thợ mới chuyển dần về dưới chân núi Ngũ Hành sơn thuộc phường Hòa Hải. Hiện nay dưới chân núi thuộc khối Đông Hải, phường Hòa Hải có nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ Sư”, vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ. Các cơ sở cùng hàng trăm thợ điêu khắc đá với các lễ vật kính cẩn nghiên mình cùng với nén hương trầm thơm ngào ngạt để tỏ lòng thành kính và biết ơn những người thợ đã có công khai phá và phát triển làng nghề cho đến tận ngày nay cũng như sự trường tồn không thể thiếu cho các thế hệ mai sau.

Ban đầu các sản phẩm của các thợ còn thô sơ như đục chữ, đục cối, bia… Theo thời gian nghề điêu khắc đá cùng kỹ thuật chế tác đá ngày càng tiến bộ và mang tính nghệ thuật cao, các thợ chuyển sang tạc tượng và làm đồ mỹ nghệ. Dưới triều Vua Tự Đức nhiều nghệ nhân đã được triệu về Kinh Đô làm đốc công theo dõi việc điêu khắc đá ở các cung điện, lăng tẩm như cụ Cửu Đàn, cụ Nguyễn Văn Đệ, cụ Nguyễn Văn Bình… Điều khá đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những người thợ đá Ngũ Hành Sơn như ông Huỳnh Phước Thảo, vào năm1968, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Hòa Hải, được lệnh của Trung Ương bí mật vận chuyển những phiếm đá cẩm thạch ra xây dựng lăng Bác như góp một phần nhỏ bé của sản phẩm quê hương.

Ngày nay, sản phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ vô cùng phong phú và đa dạng như tượng nữ Apsara, thần Ganesa, nữ thần Laksmi… Có những pho tượng bằng đá cẩm thạch trắng muốt, to bằng người thật như tượng ADIDA, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng có những bức tượng chỉ cao chừng 20-30cm. Bên cạnh đó có những chiếc nhẫn, chiếc vòng, lọ cắm hoa, bộ ấm chén đủ màu sắc, gạc tàn thuốc, hộp đựng nữ trang, bộ lư thờ chạm trổ công phu, con đại bàng sải rộng đôi cánh…

Song song với những sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân Ngũ Hành Sơn còn tạc các mô túyp phương Tây như tượng thần Vệ nữ cùng các danh nhân của Thế giới. Sản phẩm đá Ngũ Hành Sơn cũng theo chân du khách có mặt khắp năm châu bốn bể. Tất cả như tạo thêm cho Danh Thắng.

Di tích lịch sử Ngũ Hành Sơn sức quyến rũ lạ thường mà không một nơi nào có được.

ƯU THẾ, TỀM NĂNG DU LỊCH PHÍA TÂY NGŨ HÀNH SƠN

Từ lâu, khách du lịch khi tham quan Ngũ Hành Sơn, đa số chỉ đến với ngọn Thủy Sơn, và tưởng như đã trọn vẹn chiêm ngưỡng toàn bích về một bức trang Non Nước hữu tình. Thực tế ngọn Thủy Sơn trong năm ngọn: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, chỉ là ngọn tương đối có ưu thế về vị trí giao thông, về qui mô diện tích, về cảnh sắc phong phú, đa dạng với các hang động, chùa chiền thâm nghiêm cổ kinh. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử cũng như tiềm tàng văn hóa, du lịch không những chỉ dừng lại, cô đọng tại ngọn Thủy Sơn mà nó bàng bạc, hư cấu đều khắp ở năm ngọn núi và làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được lưu tụng muôn đời. Vì thế, phát triển du lịch về phía Tây là một định hướng có tính qui luật để từng bước giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát, toàn diện về thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi là một tổng thể thống nhất hoàn chỉnh, trong đó mỗi ngọn chứa đựng tiềm tàng không những các dấu ấn về văn hóa lịch sử mà còn các ưu thế khả năng tự nhiên, môi trường sinh thái để thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu, du lịch.

Ngũ Hành Sơn nói chung và khu vực phía Tây nói riêng, từ lâu các nhà chuyên môn đã định hướng phát triển thành một làng văn hóa du lịch với các phân khu chức năng, trong đó du lịch phía Tây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng quê. Trong xu thế phát triển du lịch Việt Nam năm 2000, du lịch sinh thái được chú trọng hàng đầu trong tổng thể định hướng về phát triển và qui hoạch các vùng du lịch trong điều kiện thiên nhiên, địa hình thuận lợi.

Khu Tây Ngũ Hành Sơn trong quần thể Ngũ Hành Sơn, cách ngọn Thủy Sơn, làng đá mỹ nghệ và bờ biển Non Nước khoảng 2 kmvề phía Đông, nằm trên trục đường Đà Nẵng Hội An, phía Tây Nam và Tây Bắc giáp với sông Cổ Cò, đồng lúa, bãi bồi, làng mạc hội đủ điều kiện về giao thông, môi trường, khí hậu để phát triển du lịch sinh thái.Phía trước chùa Quan Âm, dưới chân ngọn Kim Sơn là một khoảng không gian thoáng đãng, những đồng lúa nối tiếp nhau đến các làng mạc kế cận chung quanh. Địa hình thoáng, rộng, dân cư thưa thớt. Núi non kết hợp với sông ngòi, ao hồ, làng mạc, chùa chiền, hang động phù hợp cho phát triển du lịch theo phong cách phương Đông.

Khu vực phía Tây, từ lâu mọi người biết đến qua lễ hội Quán Thế Âm. Khách đến đây không những đơn thuần thưởng ngoạn cảnh trí mà còn chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ hội, tịnh dưỡng tâm trí. Ngoài ra, khu vực này còn ẩn chứa nhiều di tích văn hóa lịch sử như mộ Mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan con gái vua Gia Long, nơi lưu giữ di tích bến Ngự của các vua triều Nguyễn, hiện nay còn lại cọc cắm thuyền của vua Minh Mạng thế kỷ 19. Trong đấu tranh chống Mỹ, khu vực phía Tây Ngũ Hành Sơn đầy ắp những di tích đấu tranh cách mạng như: hang Bà Tho, chùa cô Đáng, hang Bồ Đề ở Thổ Sơn còn gọi là “địa đạo núi Đá Chồng”.

Đường đi lại khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn cũng rất dễ dàng, thuận lợi là gạch nối giao thông cơ bản của các tour du lịch Ngũ Hành Sơn – Hội An – Đà Nẵng – biển Non Nước. Đường Sư Vạn Hạnh đã được mở rộng, các đường nội bộ đã nâng cấp nên việc đi lại giữa Thủy Sơn – Kim Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn rất thuận lợi, khép kín, liên hoàn.

Tất cả những yếu tố đó làm nên mãng du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn. Đó cũng là tặng phẩm vô cùng quí hiếm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho thành phố chúng ta. Đã đến lúc chúng ta phải định hình để có hướng đầu tư, tôn tạo để phát triển du khách đến Ngũ Hành Sơn đông hơn, lưu lại lâu hơn và hiểu biết đầy đủ hơn về tổngv thể một di tích quí hiếm này.

NHỮNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN TẠI PHÍA TÂY NGŨ HÀNH SƠN

            Năm ngọn núi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ phân cách bởi con đường Lê Văn Hiến chạy băng qua chia làm hai khu vực:

                        – Phía Đông: Thủy Sơn và Mộc Sơn

                        – Phía Tây: Kim Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn

            Những điểm tham quan chính tại phía Tây theo lịch trình như sau:

CHÙA THÁI SƠN VÀ HANG TAM THANH

            Bên phải đường Sư Vạn Hạnh, ngay bên cạnh đường là chùa Thái Sơn. Chùa tựa lưng vào vách núi thẳng đứng hướng về phía Đông Nam. Chùa được thành lập vào năm 1959. Đầu tiên chùa có tên là Khuôn Hội Hòa Long, sau năm 1975 đổi tên thành chùa Thái Sơn. Kiến trúc chùa theo lối cổ, lợp ngói, có hai cổ lầu hai bên là lầu chuông và lầu trống. Nhìn chung ngôi chùa đơn giản, bình dị. Trong chánh điện thờ phật Thích Ca ở giữa, bên phải thờ Địa Tạng Bồ Tát, bên trái thờ Phật Quán Thế Âm.

            Bên phải ngôi chùa sát vách đá trên cao khoảng 3m có một hang động nhỏ khá đẹp tại đây thợ tượng Quán Thế Âm hào mình vào những chùm lá thiên nhiên. Từ hang động này dọc theo vách đá về hướng Tây khoảng 40m là động Tam Thanh tương đối rộng, trần cao vút, thờ tượng Phật Như Lai. Hiện trụ trì chùa là thầy Thích Như Tín.

CHÙA CHIỀN VÀ HANG ĐỘNG TẠI HỎA SƠN

            Hỏa Sơn là hòn núi đá thấp, nhỏ nhất so với 4 ngọn còn lại, tọa lạc về phía Nam Ngũ Hành Sơn, gồm hai ngọn tách rời nhau nhưng có chung một chân đá, ngọn cao hơn là Dương Hỏa Sơn, ngọn thấp hơn là Âm Hỏa Sơn. Ngọn Âm Hỏa Sơn nằm bên bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa khi giao lưu giữa Đà Nẵng với phố cổ Hội An bằng đường thủy, ở đây có ngã ba sông, ghe thuyền buôn bán đi về tấp nập. Trên sườn núi phía Tây đối diện với ngọn Kim Sơn ở độ cao khoảng 30m có khắc ba chữ hán lớn “Dương Hỏa Sơn”, lưng chừng núi có một cái hang đi xuyên từ sườn núi phía Nam sang sườn núi phía Bắc. Trong đó có ngôi chùa Phổ Đà Sơn, ở sườn núi phía Bắc dưới chân núi Dương Hỏa Sơn là ngôi chùa Linh Sơn Tự cùng hang động Huyền Vi, một trong nhiều hang đẹp vào loại bậc nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn. Bên chân núi Âm Hỏa Sơn là chùa Ứng Nhiên Tự cùng nhiều hang động nhỏ.

CHÙA LINH SƠN

            Nguyên thủy là một thảo am được Sư Huệ Nhật dựng lên ngoài hang động để tu hành vào năm 1960. Đến năm 1964 am tranh được thay thế bằng ngôi chùa lợp ngói đặc tên là chùa Linh Sơn. Đây là một ngôi chùa đơn sơ, giản dị. Ở giữa chánh điện thờ phật Thích Ca, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí, bên trái là Quán Thế Âm. Phía trước bên phải chùa có tượng Bồ Tát Địa Tạng lộ thiên. Trong năm 1964, từ ngọn Kim Sơn, Mỹ bắn rốc két vào chùa nhằm đàn áp phật tử yêu nước. Trước hành động đàn áp tôn giáo trắng trợn này, thầy trụ trì và các phật tử xuống đường biểu tình, đốt cờ Mỹ trong nhiều ngày liền, cuối cùng Mỹ phải nhượng bộ, bồi thường thiệt hại để xây dựng lại ngôi chùa và tồn tại đến ngày nay.

ĐỘNG HUYỀN VI

Động được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng nhờ một vòm sáng rọi xuống lòng động qua nhiều khe đá nhỏ hiểm trở. Đến năm 1925, vua Minh Mạng cho người khắc trên vách động ba chữ hán lớn: “Huyền Vi Động”. Mãi đến năm 1960, các thầy trụ trì tại đây khai phá lớp đá dầy, hơn 3m nơi của động. Từ đó, du khách mới biết đến động Huyền Vi ngày nay. Đường vào động đi sâu vào khoảng 70m, chiều ngang hẹp, quanh co với nhiều vách đá nhấp nhô, ngóc ngách, hiểm trở. Vào khoảng 30m, trên trần động có một con rồng thiên tạo, uốn lượn tự nhiên, dưới hàm của rồng trông giống một con Rùa đang bơi lội. Vào sâu bên trong, bên vách đá gồ ghề. Thạch nhũ tiết ra hình tượng đức Phật ADIDA cao chừng 1,8m uy nghiêm. Cùng phía trước là tượng Phật Thích Ca cao 1m cũng do thiên tạo, mặt hướng về du khách. Cạnh bên là hồ nước nhỏ, thạch nhũ tạo ra hình ông Lữ đi câu trong chuyện cổ tích. Càng vào sâu tận hang, dưới chân du khách là chiếc trống đá, vỗ vào vang lên những âm thanh như thật. Động nhiều ngóc ngách, các hình tượng do thạch nhũ tạo ra đa hình, đa dạng. với óc tượng phong phú sẽ hình dung ra nhiều hình tượng kỳ thú.

Trong kháng chiến chống Mỹ, lợi dụng vào địa thế hiểm trở này cán bộ và quân du kích địa phương đã biến nơi đây thành cứ điểm hoạt động bí mật và đã có nhiều lần thoát hiểm trong vòng vây ác hiểm của địch trong gang tắc.

Động Huyền Vi là một trong những hang động đẹp tại khu vực phía Tây Ngũ Hành Sơn. Tương lai gần, theo dự án phát triển không gian du lịch, thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn sẽ bắt điện theo các gam màu tối, sáng sáng phù hợp sẽ tôn tạo vẽ đẹp của hang động, cảnh trí sẽ lung linh huyền ảo hơn, chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn khi khách du lịch đến tham quan hang động này.

CHÙA CHIỀN VÀ HANG ĐỘNG TẠI NÚI KIM SƠN

Ngọn Kim Sơn: Kim Sơn là ngọn núi phía Tây Ngũ Hành Sơn, nằm trên bờ sông Cổ Cò. Nơi đây này xưa có bến Ngự là nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi vi hành đến Ngũ Hành Sơn. Ngày nay bến Ngũ không còn nữa nhưng chùa Quan Âm đã tìm được và lưu giữ lại cột gỗ lim neo thuyền của Vua ngày xưa.

Kim Sơn hình tròn, giống chiếc chuông khổng lồ úp sấp, sườn núi phía Tây dựng đứng, có nhiều thớt đá nhô lên thành từng sọc, từng tầng, thơ trụi chỉa thẳng lên trời trông giống như những chiếc chông nên gọi là hòn Chông. Sườn núi phía Tây cây cối mọc chen chúc giữa các hốc đá, dưới chân núi có bóng cây mát mẽ. Trên ngọn núi có một hòn đá nhô lên cao, người ta gọi là hòn Phật, mũi đá nhọn gọi là Kim Vọng (đài quan sát của Kim Sơn).

Trong chiến tranh, do đặc điểm núi Kim Sơn có mặt bằng tương đối, địch đã bố trí ở đây một sân bay trực thăng dã chiến với một trung đội lính Mỹ. Máy bay có nhiệm vụ oanh kích để yểm trợ mỗi khi quân Mỹ ngụy đi càng quét nhiều nơi mà chúng tình nghi là căn cứ cách mạng. Trên đỉnh núi này chúng đặt súng k57 có gắn hồng ngoại tuyến để kiểm soát một vùng rộng lớn trên địa bàn Hòa Hải kể cả ban đêm lẫn ban ngày. Trong chiến dịch X2, đúng 4h sáng ngày 23/8/1968, đồng chí Lê Tô, xã đội trưởng xã Hòa Hải đã tiếp cận được đỉnh Kim Sơn, dùng thủ pháo đánh sập hệ thống hồng ngoại tuyến và ổ súng k57, tiêu diệt cả trung đội Mỹ, sau đó đồng chí lăn mình xuống núi thì trời vừa sáng, tuy có bị thương do va đập vào đá nhưng đồng chí Tô đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và dành thắng lợi hoàn toàn.

Qua trận chiến này, núi Kim Sơn trở thành địa chỉ kinh hoàng của quân xâm lược.

Chùa Quan Thế Âm: Năm 1956, hòa thượng Thích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra động Quan Âm, ngài cho lập chùa nhỏ ngay sát hang động, đến năm 1960 chùa được dời xuống khuôn viên đất rộng sát chân núi Kim Sơn và xây dựng kiên cố bằng gạch ngói. Từ sân chùa lên chánh điện phải lên nhiều bậc cấp bằng đá cao khoảng 15m, mặt xây về hướng Tây Nam bên dòng sông Cổ Cò và những cánh đồng rộng thoáng phía trước. So với trước, hiện nay chùa được trùng tu, tôn tạo và phát triển qui mô lớn hơn. Tại đây, hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 2 âm lịch, chùa tổ chức lễ hội vía Quán Thế Âm. Đây là một trong những lễ hội lớn quốc gia đã được nhà nước công nhận.

Động Quan Âm: Khác với các động sáng ở Thủy Sơn, đây là một động tối nên vào thăm phải có đèn. Đường vào động là những bậc đá tự nhiên đi sâu xuống lòng núi. Động dài khoảng 50m, rộng 10m và cao từ 15 đến 20m. Ngay phía đối diện với cửa động là một khối thạch nhũ tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát rất hoàn chỉnh, cao bằng người thật, cân phân, thanh tú tựa như có sự gia công của bàn tay con người. Một lớp da đá, lấp lánh như kim tuyến, bề ngang hơn gang bàn tay như phủ từ bờ tay phải chạy dài đến hết thân tượng làm cho pho tượng hết sức sinh động, thật hiếm có. Bàn tay phải của ngài nâng bình nước cam lộ. Bên phải là một khóm trúc, sau lưng là một dãy mây ngũ sắc lung linh. Phía sau có hinhg tượng Thiên Tài, Đồng Tử. Phía dưới chân là một con rồng đang cuộn mình giữa tầng lớp sóng lượn. Đây là hình tượng Quán Thế Âm bắt độc Long hàng phục giữa biển cả, diễn tả việc đêm lại cuộc sống bình yên cho chúng sinh. Trên cao là con chim khổng tước, hai cánh tả rộng che kín cả trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ của thiên nhiên. Chính do hình tượng này chùa và động có tên là Quán Thế Âm.

Tiếp theo hình tượng Quán Thế Âm là một bộ tam khí của nhà chùa gồm chuông, trống và mõ bằng đá âm thanh rất chuẩn. Chuông là một cột thạch nhũ hết sức hiếm hoi trong các hang động Non Nước Ngũ Hành Sơn, to tròn như cây cột nhà cao hơn 6m, đường kính khoảng hơn 40m treo lơ lửng từ trần động xuống cách nền động khoảng 30cm. Khi gõ vào cột đá vang lên như tiếng chuông nên có tên là “Đại Hồng Chung”, hoặc “Thạch chung thiên cổ”. Trống là một khoảng đất trên nền động gõ vào thì vang lên như tiếng trống, còn mõ là một khoảng trên vách động gõ vào kêu như tiếng mõ. Đây quả là một bộ nhạc khí trong các nghi lễ của các chùa Phật.

Cuối động là một hồ nước mát lạnh, trong vắt suốt quanh năm, gọi là hồ Cam Lồ. Hồ nước này là một cái động nước đi sâu vào trong lòng núi.

Động Quan Âm là một trong những hang động đẹp, đặc sắc trong các hang động tại Ngũ Hành Sơn. Kế hoạch bắt điện vào động theo đúng kỹ thuật, mỹ thuật sẽ tăng thêm phần hấp dẫn đối với khách du lịch. Động Quan Âm là điểm đến chính của mãng du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn.

CHÙA ỨNG NHIÊN PHẬT TÔNG TỰ

Chùa được xây dựng vào năm 1989, tọa lạc trên nền đất sát chân núi Âm Hỏa Sơn, chu vi khoảng 500m, mặt xây về hướng Tây Nam, cạnh dòng sông Cổ Cò nên thơ, tĩnh lặng. Đại Đức Thích Chúc Thành tu tại chùa Linh Ứng (Thủy Sơn) trong đêm ứng mộng tìm đến phục chế tháp cổ Hòa Thượng Chơn Dĩnh bèn lập chùa ở đây. Chùa sơ sài nhưng rất trang nghiêm, nỗi bật với pho tượng Thích Ca cao lớn, cao chừng 5m do chính tay Đại Đức đắp bằng xi măng. Hiện nay chùa sưu tầm được tấm bia Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức (1460 – 1479).

Cạnh chùa có suối Cam Nhiên, dân địa phương gọi là giếng Mọi, nước chảy quanh năm trong vắt. Mùa hè dòng nước rất mát, mùa đông ấm áp lạ thường. Cạnh suối Cam Nhiên là hang động rất nhỏ, tên gọi là Kim Cang, hiện thờ tượng Phật theo mẫu điêu khắc Chiêm Thành, theo phong cách tượng phật Đồng Dương. Cách động Kim Cang khoảng 10m có một hang động lớn lộ thiên trông giống như một cái vòm dài khoảng 5m, rộng chừng 15m gọi là hang Bà Tho. Hiện giờ động thờ Phật ADIĐA nên gọi là hàng ADIĐÀ.

CHÙA VÀ HANG ĐỘNG PHỔ ĐÀ SƠN

Cuối hòn Dương Hỏa Sơn, về phía Tây, ở lung chừng núi có một cái hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc sang sườn phía Nam, gọi là hang Phổ Đà Sơn. Từ đây có thể nhìn được toàn cảnh khu vực phía Bắc lẫn phía Nam hòn Dương Hỏa Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có một ngôi chùa nhỏ tên là chùa Phổ Đà Sơn. Ngôi chùa được xây dựng ẩn kín trong hang nên không lớn lắm. Trong chùa thờ Phật Thích Ca, Quan Âm và Đại Thế Chí. Đây là chùa nũ duy nhất trong hệ thống chùa chiền Non Nước Ngũ Hành Sơn. Trụ trì chùa này là vị ni sư già Mai Thị Đán, đã 85 tuổi. Dân địa phương quen gọi là chùa Cô Đán. Trước hang về phía Nam có một phiến đá trên có ba chữ hán lớn “Phổ Đà Sơn” và một bệ cao tôn trí tượng Quan Âm Bồ Tát.

CHÙA CHIỀN VÀ HANG ĐỘNG TẠI THỔ SƠN

Thổ Sơn là ngọn núi phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn. Núi trải dài từ cao rồi thấp xuống như hình dốc thẳng đứng, đỉnh cao nhất ở phía Bắc, vách đá dựng đứng và ít cây cối. Điểm thấp nhất là phía Tây, sườn núi phía Đông Nam có một cái hang sâu khoảng 20m, lối vào rất hẹp chỉ đủ một người lách qua, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề. Trong kháng chiến gọi là “Địa đạo núi đá Chồng”, đó là một địa đạo thiên nhiên, một cứ điểm chống càn bảo đảm an toàn trong mọi tình huống. Năm 1947, giặc Pháp đem quân vây ráp đánh vào hang, dùng rơm hun khói, đánh hơi dọc, nổ mìn lấp miệng hang nhưng quân ta vẫn bình tĩnh rút quân an toàn. Hang Bồ Đề có thể coi là địa đạo kiên cố nhất tại Ngũ Hành Sơn.

CHÙA LONG HOA

Ngôi chùa tọa lạc tại sườn phía Bắc hòn Thổ Sơn. Chùa mới được xây dựng từ năm 1992, tuy còn đơn sơ nhưng phong cảnh rất hữu tình. Đặc biệt địa hình nơi đây trải dài rất thuận lợi cho việc tôn tạo cảnh quan để có thể góp phần tô điểm thêm cho bức tranh toàn cảnh Non Nước Ngũ Hành Sơn thêm phong phú. Trên vách đá ben cạnh ngôi chùa có một khối đá lớn cao chừng 30m có hình dáng gần giống Phật Di Lặc. Theo Phật giáo thì Phật Di Lặc là vị phật Lai, thuyết pháp tại hội Long Hoa nên lấy chùa là chùa Long Hoa. Chùa thờ Phật Di Lặc ở phía trước, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát. Trụ trì chùa này là thượng tọa Thích Huệ Thường.

Hiện nay chùa Long Hoa đang xây dựng đề án “Long Hoa Đại Cảnh”. Đây là một dự án lớn, xây dựng một quần thể cảnh trí chùa chiền dưới ngọn Hỏa Sơn. Nếu dự án này được thực hiện thì tại đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn với khách du lịch và nơi hành hương tôn nghiêm đối với tín đồ Phật giáo.

MIẾU ÔNG CHÀI

Miếu Ông Chài được xây dựng vào thời Gia Long (1802-1819). Đây là trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An – Đà Nẵng. Theo thơi gian do bù đắp phù sa, làm mất đi vị trí giao thông đường thủy quan trọng này, vì thế miếu Ông Chài bỏ hoang từ đó.

Miếu Ông Chài là một miếu nhỏ, xây bằng vôi và gạch, tương truyền rằng có hai cha con hành nghề chài lưới ở Hỏa Sơn vào làm nơi trú ngụ sau một ngày đánh cá mệt mỏi trên sông. Cô con gái của ông ngư lão là người đẹp tuyệt trần. một hôm cha con họ về cột thuyền nghĩ ngơi như thường lệ, ông ngư lão thì quét dọn trước, còn cô con gái thì mãi mê tắm rữa thuyền lộ rõ thân hình trắng đẹp nõn nà dưới đêm trăng bàng bạc. Bỗng thấy lâu, ông lão xuống thuyền gọi con, ông bỗng hoa mắt choáng ngợp trước thân hình quyến rũ của cô con gái, lòng ông trỗi dậy những ham muốn sắc dục. nhưng định thần trong giây lác, ông kiềm chế được cơn dục vọng tầm thường tội lỗi, sau đó lấy con dao cắt đi phần “hiếm” của cơ thể rồi lăn ra chết. Nhóm bạn hành nghề chài lưới biết chuyện lo ma chay cho ông và thờ ông tại miếu. Từ đó có tên là miếu Ông Chài cho đến ngày nay.

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM

Năm 1956, nhân hòa thượng Thích Pháp Nhãn phát hiện ra một pho tượng Quan Âm bằng thạch nhũ đang cầm bình cam lộ hoàn toàn thiên tạo, rất hoàn chỉnh, cao bằng người thật trong một cái hang tại ngọn Kim Sơn. Phía sau và chung quanh tượng là cả thếv giới đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nào là thiện tài Ngọc Nữ, Thiện Sĩ, nào là Hải Sư bụi trúc vv…

Trên cơ sở nhân duyên đó, năm 1962, hòa thượng Thích Pháp Nhãn nhân dịp khánh thành ngôi chùa mới xây, tổ chức ngày lễ vía 19-2 âm lịch là lễ hội Quán Thế Âm. Từ đó đến nay, hàng năm tại đây tổ chức ngày lễ vía trọng đại này.

Đến năm 1991, trong nước các lễ hội được phục hồi mạnh mẽ cùng với chương trình thập kỷ văn hóa về nguồn do UNESCO đề xướng được UBND tỉnh QNĐN(cũ) cùng tỉnh hội phật giáo cho phép, chùa Quán Thế Âm do thượng tọa Thích Huệ Hướng đã có phương án tổ chức ngày vía Quan Âm thành ngày lễ hội truyền thống hàng năm lấy tên là “lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn – Non Nước” vào 3 ngày 17, 18 và 19 tháng 2 âm lịch.

Từ đó đến nay lễ hội được tổ chức đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Cuối năm 1999 lễ hội Quán Thế Âm đã được nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội dân gian cấp quốc gia.

Đây là lễ hội văn hóa có tính chất dân gian mang đậm tinh thần dân tộc, không nhốm màu mê tín dị đoan và cũng không mang tính “mua thần bán thánh”. Lễ hội Quán Thế Âm có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành theo nghi thức trang nghiêm của Phật giáo. Phần hội diễn ra trong ba ngày đêm với các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí rất hào hứng, sôi nổi.

Với qui mô và hình thức đó, lễ hội Quán Thế Âm – Non Nước Ngũ Hành Sơn rõ ràng là một lễ hội dân gian có những sắc thái riêng, kết hợp văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc, tạo sự hấp dẫn thu hút nhiều tín đồ, nhân dân trong thành phố và khách du lịch trong và ngoài nước.

                                                            Ban Quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn