Bảo tồn và phát huy những giá trị di sản để phát triển du lịch
THÁP XÁ LỢI
Tháp Xá Lợi tọa lạc phía Đông sườn núi Thủy Sơn, được khởi công xây dựng từ năm 1997, hoàn thành năm 2004.
NHÌN TỪ LÀNG NGHỀ ĐÁ NON NƯỚC
Phát triển làng nghề là hướng đi chiến lược để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là trong diện giải tỏa, di dời. Tuy nhiên, hiện nay nhiều làng nghề đang “chết dần” do không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là một trong số ít làng nghề đang ngày càng phát triển với thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
“Quả tim lửa” trong chùa Tam Thai
Chùa Tam Thai ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện lưu giữ một phiến đồng hình chiếc lá đề, chiều rộng nhất 45cm, chiều hẹp nhất 35cm, chung quanh có hình tượng tia lửa đang cháy nên được gọi là “quả tim lửa”.
Tương truyền, cả hai mặt “quả tim lửa” đều khắc chữ rập theo ngự bút của vua Minh Mạng. (Ảnh: L.H)
Khách leo hết 156 bậc cấp bằng đá lên ngọn Thủy Sơn, vào chùa Tam Thai lễ Phật, đừng quên xin phép Thượng tọa Thích Huệ Mãn, thầy trụ trì chùa, vào Nhà Tổ phía sau chánh điện để viếng hương chư vị trụ trì đã viên tịch và tận mắt xem qua “quả tim lửa” nay đã lên đến tuổi 186.
Giữa trầm nhang thanh thoát, khách sẽ nghe các nhà sư kể chuyện xưa tích cũ. Rằng một lần khi chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) thất trận chạy ra biển gặp một hòn đảo, nguyện được nước ngọt thì sẽ tạ ơn Trời Phật. Nước ngọt tuôn ra, thoát chết, mọi người tìm vào đất liền thì gặp giữa cảnh núi non u tịch một thiền sư đang thuyết giảng trong động. Chúa phát nguyện, nếu thắng Tây Sơn sẽ về lập cảnh chùa. Về sau, khi phục quốc xong, vua Gia Long mải lo việc triều chính nên di ngôn cho vua Minh Mạng lo hoàn thành đại nguyện.